Bạn đang đứng ở trên cao, một khung cảnh rộng lớn và hùng vĩ xuất hiện trước mắt bạn! Bạn muốn lấy máy ảnh ra để hi vọng có thể lưu giữ được khung cảnh đó nhưng bức ảnh của bạn lại không giống như khung cảnh mà mình nhìn bằng mắt, bức ảnh trông tẻ nhạt, bằng phẳng và thiếu sức sống. Các vấn đề rắc rối bắt đầu từ đây!
Có một điểm khác nhau rất lớn giữa cách chúng ta cảm nhận khung cảnh và cách mà máy ảnh lưu giữ nó lại. Đứng trước một khung cảnh vĩ đại, bạn có thể cảm thấy nó thật hùng vĩ, có thể cảm nhận gió thổi, có thể nghe được âm thanh của thiên nhiên nhưng máy ảnh chỉ có thể lưu giữ được các đường nét, định dạng, màu sắc của khung cảnh và không có cảm xúc.
Vậy làm thế nào để đưa những tác động đó vào bức ảnh? Làm thế nào chuyển tại sự hùng vĩ của thiên nhiên vào bức ảnh với 2 chiều ngang, dọc?Câu trả lời là bạn phải tìm ra điểm trọng tâm khung cảnh, trọng tâm ở đây không phải là những điểm hình vuông để lấy nét xuất hiện trên ống kính mà là bạn phải tìm ra một ví trí thích hợp để làm nổi bật khung cảnh của mình.
Hãy đơn giản hóa:
Đừng cố gắng trưng bày tất cả các chi tiết vào một bức ảnh. Một lỗi lầm đơn giản trong nhiếp ảnh là cố gắng chụp hết mọi vật vào một khung hình. Rất đơn giản để thêm vào những yếu tố không cần thiết: Ví dụ như: ‘Tôi thích cái cách ánh sáng đập vào đỉnh núi kia, cái cây kế bên cũng rất đẹp và tảng đá này tôi có thể làm tiền cảnh…’ Ngừng lại!Hãy nghĩ xem cái nào là độc đáo nhất? Ánh sáng đập vào đỉnh núi phải không? Đúng vậy, hãy tập trung vào nó thôi.
El Capitan, Vườn Quốc Gia Yosemite , California. Đơn giản là đẹp!
Thu hút đôi mắt:
Người xem sẽ nhìn vào cái gì đầu tiên trong bức ảnh? Nếu bạn không trả lời được, vị trí mà bạn chọn có thể sẽ không chính xác. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều cần các tiêu điểm, đo sáng vị trí đó để thu hút ánh mắt và giữ sự chú ý của người xem vào vị trí đó.
Bạn đặt tiêu điểm ở đâu trong khung hình? Thông thường thì tiểu điểm ở giữa khung hình thì rất là tĩnh lặng và nhàm chán, vì vậy qui tắc 1/3 rất hữu dụng đối với bạn. Nhưng thế giới thì rất rộng lớn và không có một quy tắc nào thích hợp với mọi khung cảnh. Tuy nhiên, mỗi một vật đều có riêng một ví trí của chính nó, nếu biết cách sắp xếp hoặc di chuyển để tạo ra một bố cục hợp lý thì bạn sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau về khung cảnh, vì thế nếu tiêu điểm được đặt ở trung tâm hoặc gần ngay cạnh khung hình thì cũng là việc bình thường.
Một tiêu điểm rõ ràng sẽ làm bức ảnh đẹp hơn - Vườn quốc gia Yosemite, California
Tạo chiều sâu:
Trong các bức ảnh trong bức ảnh với 2 chiều ngang dọc, bạn có thể tạo chiều sâu bằng cách tạo ra ảo giác của việc thu hút ánh mắt và phóng đại theo một tỷ lệ nhất định. Đặt máy ảnh với ống kính ống rộng (Wide-angle) thấp xuống mặt đất , sát vật thể ở tiền cảnh, bạn có thể phóng đại các kích cỡ khác nhau giữa gần và xa, làm tăng chiều sâu của giác gian và làm cho người xem cảm thấy như là họ có thể đi vào trong bức ảnh vậy. Những đường dọc thẳng đứng tạo ra chiều sâu của bức ảnh là tốt nhất. Hãy sử dụng một khẩu độ nhỏ như f/16 hoặc f/22 để giữ mọi vật đều được lấy nét.
Nếu trong một đường thẳng, tiền cảnh và hậu cảnh quá khác nhau, hãy tìm một vị trí khác. Tiền cảnh và hậu cảnh cũng bổ sung cho nhau với các đường, màu sắc và màu sắc tương tự nhau, nếu không, hình ảnh sẽ trông rất rời rạc và cứ như là 2 bức ảnh ghép vào nhau vậy. Hãy cẩn thận với các đường chạy ngang qua bức ảnh, nó sẽ làm gián đoạn giác quan về chiều sâu của bức ảnh.
Hội tụ các đường thẳng, tạo một cảm giác về chiều sâu.
Tìm sự cân bằng:
Sự cân bằng là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự logic trong bức ảnh. Một vật thể nằm ở bên trái của khung hình cần sự cân bằng bằng một vật thể khác nằm ở bên trái. Một tiêu điểm ở trên cần một điểm đối lại nằm ở phía dưới khung hình. Nhưng chúng ta đều biết rằng mọi vật đều có kích cỡ và trọng lượng khác nhau vì vậy cũng có 2 loại cân bằng:
Thứ nhất là Symmetric Balance (tạm dịch là cân bằng có đối xứng)
Lấy một đường thẳng trung tâm ở giữa, chia khung hình ra 2 phần bằng nhau. Nếu 2 vật thể có hình dáng giống nhau thì bạn nên để chúng cách xa một khoảng cách bằng nhau. Như trong hình:
Thứ hai là Asymmetric Balance (tạm dịch là Cân bằng không đối xứng)
Loại này được dùng khi không có 2 vật thể có cùng hình dáng với nhau. Vẫn lấy một đường thẳng ở giữa khung hình, nếu vật thể nào lơn hơn sẽ để gần trung tâm, còn vật thể nhỏ hơn sẽ cách xa trung tâm hơn.
Như vậy, nếu bạn có một nhóm những chủ đề nằm gần về phía bạn, bạn sẽ phải cần tìm một vật thể nào đấy về phía bên kia bức ảnh một khoảng cách xa hơn đường trung tâm, nó cũng sẽ tạo sự cân bằng.
Biết được 2 loại này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được vị trí thích hợp để chụp ảnh.
Theo quy tắc cân bằng, bạn cũng có thể có một bức ảnh đẹp,- Thác Calf Creek
Phóng to:
Một ống kính góc rộng là công cụ cần thiết cho việc chụp ảnh phong cảnh, nhưng nó không phải là sự lựa chọn duy nhất. Ồng kính Tele có thể lấy cảnh từ xa, mang hậu cảnh gần hơn và làm cho vật thể xuất hiện lớn hơn và nổi bật hơn. Nhưng tính đặc trưng của nó có thể làm cho khung cảnh trông phẳng như khuôn mẫu. Để khắc phục điểm này , cần tìm một bố cục thống nhất và hài hòa. Không có cách nào tốt hơn để làm hài hòa khung cảnh với việc lặp đi lặp lại một vật thể. Một cái cây chỉ là một cái cây, nhưng đặt 2 cái cây bên cạnh nhau, chọn vị trí thích hợp để chụp, nó sẽ tạo ra chiều sâu của tầm nhìn.
Thung Lũng Chết - California. Ống kính 300mm
Vậy làm thế nào để đưa những tác động đó vào bức ảnh? Làm thế nào chuyển tại sự hùng vĩ của thiên nhiên vào bức ảnh với 2 chiều ngang, dọc?Câu trả lời là bạn phải tìm ra điểm trọng tâm khung cảnh, trọng tâm ở đây không phải là những điểm hình vuông để lấy nét xuất hiện trên ống kính mà là bạn phải tìm ra một ví trí thích hợp để làm nổi bật khung cảnh của mình.
Hãy đơn giản hóa:
Đừng cố gắng trưng bày tất cả các chi tiết vào một bức ảnh. Một lỗi lầm đơn giản trong nhiếp ảnh là cố gắng chụp hết mọi vật vào một khung hình. Rất đơn giản để thêm vào những yếu tố không cần thiết: Ví dụ như: ‘Tôi thích cái cách ánh sáng đập vào đỉnh núi kia, cái cây kế bên cũng rất đẹp và tảng đá này tôi có thể làm tiền cảnh…’ Ngừng lại!Hãy nghĩ xem cái nào là độc đáo nhất? Ánh sáng đập vào đỉnh núi phải không? Đúng vậy, hãy tập trung vào nó thôi.
El Capitan, Vườn Quốc Gia Yosemite , California. Đơn giản là đẹp!
Thu hút đôi mắt:
Người xem sẽ nhìn vào cái gì đầu tiên trong bức ảnh? Nếu bạn không trả lời được, vị trí mà bạn chọn có thể sẽ không chính xác. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều cần các tiêu điểm, đo sáng vị trí đó để thu hút ánh mắt và giữ sự chú ý của người xem vào vị trí đó.
Bạn đặt tiêu điểm ở đâu trong khung hình? Thông thường thì tiểu điểm ở giữa khung hình thì rất là tĩnh lặng và nhàm chán, vì vậy qui tắc 1/3 rất hữu dụng đối với bạn. Nhưng thế giới thì rất rộng lớn và không có một quy tắc nào thích hợp với mọi khung cảnh. Tuy nhiên, mỗi một vật đều có riêng một ví trí của chính nó, nếu biết cách sắp xếp hoặc di chuyển để tạo ra một bố cục hợp lý thì bạn sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau về khung cảnh, vì thế nếu tiêu điểm được đặt ở trung tâm hoặc gần ngay cạnh khung hình thì cũng là việc bình thường.
Một tiêu điểm rõ ràng sẽ làm bức ảnh đẹp hơn - Vườn quốc gia Yosemite, California
Tạo chiều sâu:
Trong các bức ảnh trong bức ảnh với 2 chiều ngang dọc, bạn có thể tạo chiều sâu bằng cách tạo ra ảo giác của việc thu hút ánh mắt và phóng đại theo một tỷ lệ nhất định. Đặt máy ảnh với ống kính ống rộng (Wide-angle) thấp xuống mặt đất , sát vật thể ở tiền cảnh, bạn có thể phóng đại các kích cỡ khác nhau giữa gần và xa, làm tăng chiều sâu của giác gian và làm cho người xem cảm thấy như là họ có thể đi vào trong bức ảnh vậy. Những đường dọc thẳng đứng tạo ra chiều sâu của bức ảnh là tốt nhất. Hãy sử dụng một khẩu độ nhỏ như f/16 hoặc f/22 để giữ mọi vật đều được lấy nét.
Nếu trong một đường thẳng, tiền cảnh và hậu cảnh quá khác nhau, hãy tìm một vị trí khác. Tiền cảnh và hậu cảnh cũng bổ sung cho nhau với các đường, màu sắc và màu sắc tương tự nhau, nếu không, hình ảnh sẽ trông rất rời rạc và cứ như là 2 bức ảnh ghép vào nhau vậy. Hãy cẩn thận với các đường chạy ngang qua bức ảnh, nó sẽ làm gián đoạn giác quan về chiều sâu của bức ảnh.
Hội tụ các đường thẳng, tạo một cảm giác về chiều sâu.
Tìm sự cân bằng:
Sự cân bằng là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự logic trong bức ảnh. Một vật thể nằm ở bên trái của khung hình cần sự cân bằng bằng một vật thể khác nằm ở bên trái. Một tiêu điểm ở trên cần một điểm đối lại nằm ở phía dưới khung hình. Nhưng chúng ta đều biết rằng mọi vật đều có kích cỡ và trọng lượng khác nhau vì vậy cũng có 2 loại cân bằng:
Thứ nhất là Symmetric Balance (tạm dịch là cân bằng có đối xứng)
Lấy một đường thẳng trung tâm ở giữa, chia khung hình ra 2 phần bằng nhau. Nếu 2 vật thể có hình dáng giống nhau thì bạn nên để chúng cách xa một khoảng cách bằng nhau. Như trong hình:
Thứ hai là Asymmetric Balance (tạm dịch là Cân bằng không đối xứng)
Loại này được dùng khi không có 2 vật thể có cùng hình dáng với nhau. Vẫn lấy một đường thẳng ở giữa khung hình, nếu vật thể nào lơn hơn sẽ để gần trung tâm, còn vật thể nhỏ hơn sẽ cách xa trung tâm hơn.
Như vậy, nếu bạn có một nhóm những chủ đề nằm gần về phía bạn, bạn sẽ phải cần tìm một vật thể nào đấy về phía bên kia bức ảnh một khoảng cách xa hơn đường trung tâm, nó cũng sẽ tạo sự cân bằng.
Biết được 2 loại này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được vị trí thích hợp để chụp ảnh.
Theo quy tắc cân bằng, bạn cũng có thể có một bức ảnh đẹp,- Thác Calf Creek
Phóng to:
Một ống kính góc rộng là công cụ cần thiết cho việc chụp ảnh phong cảnh, nhưng nó không phải là sự lựa chọn duy nhất. Ồng kính Tele có thể lấy cảnh từ xa, mang hậu cảnh gần hơn và làm cho vật thể xuất hiện lớn hơn và nổi bật hơn. Nhưng tính đặc trưng của nó có thể làm cho khung cảnh trông phẳng như khuôn mẫu. Để khắc phục điểm này , cần tìm một bố cục thống nhất và hài hòa. Không có cách nào tốt hơn để làm hài hòa khung cảnh với việc lặp đi lặp lại một vật thể. Một cái cây chỉ là một cái cây, nhưng đặt 2 cái cây bên cạnh nhau, chọn vị trí thích hợp để chụp, nó sẽ tạo ra chiều sâu của tầm nhìn.
Thung Lũng Chết - California. Ống kính 300mm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét