Để làm nổi bật con người trong bức ảnh có thể có nhiều bối rối nhưng với những mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tự tạo ra những bức ảnh chụp chân dung đặc biệt.
Chụp ảnh chân dung không chỉ là cứ chụp thẳng về phía trước như mọi người vẫn nghĩ. Nó bao gồm những kỹ thuật khéo léo và bạn không những chọn đúng vị trí mà còn tạo ra sự kết hợp hài hòa của chủ đề. Hãy nhớ đôi mắt là chìa khóa để bạn có được một bức ảnh chân dung đẹp.
1. Vị trí, vị trí và vị trí:
Bạn không cần phải tới những studio đắt tiền, có những ánh sáng phức tạp để có được một kết quả tốt. Chỉ cần chọn được một vị trí phù hợp là bạn có thể tạo ra những bức ảnh gợi lên cảm xúc. Các bức ảnh chân dung ở ngoài tạo ra một cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, vì vậy chọn một vị trí như công viên chẳng hạn, nơi mà chúng ta sử dụng màu sắc cây lá như là một phông nền sân khấu.
Bạn không cần phải tới những studio đắt tiền, có những ánh sáng phức tạp để có được một kết quả tốt. Chỉ cần chọn được một vị trí phù hợp là bạn có thể tạo ra những bức ảnh gợi lên cảm xúc. Các bức ảnh chân dung ở ngoài tạo ra một cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, vì vậy chọn một vị trí như công viên chẳng hạn, nơi mà chúng ta sử dụng màu sắc cây lá như là một phông nền sân khấu.
2. Xây dựng sự hài hòa:
Bức ảnh có thể thể hiện cá tính của nhân vật vì vậy rất cần thiết để xây dựng sự hài hòa cho chủ đề. Thậm chí khi bạn đã có một chủ đề tốt nhưng họ cảm rất lúng túng khi họ ý thức được rằng họ đang ở trước máy ảnh, vì vậy hãy khuyến khích họ cười với một vài trò đùa gây hài hước. Cuối cùng, sự truyền đạt cảm xúc của chủ đề sẽ làm cho ảnh chân dung hoàn hảo.
3. Chụp với sự ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority)
Để làm nổi bật chủ đề với bạn với bằng việc làm mờ hậu cảnh phía sau. Hãy chuyển sáng chế độ Aperture Priority (Av) và sử dụng khẩu độ rộng (f/5.6). Việc này sẽ làm giảm độ sâu trường ảnh vi nó giúp tăng sự tập trung về phía nhân vật.
4. Khi nào cần dùng tripod?
Khi quyết định liệu rằng có nên dùng tripod, bạn nên cân nhắc xem bạn có thể giữ được tấm hắt sáng và máy ảnh cùng một lúc hay không. Nhưng với loại này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi không cần dùng tripod, chúng ta sẽ tự do hơn khi sáng tạo các góc chụp và có thể chụp bất cứ lúc nào mà không cần phải bắt chủ đề đứng trước máy ảnh khi dùng tripod, nó làm mất tính tự nhiên cho chủ đề.
5. Chụp nhiều bức ảnh:
Đừng ngại chụp nhiều hơn số bức ảnh mà bạn cần, bạn có thể loại bỏ những bức ảnh không mong muốn từ máy DSLR của bạn. Những thay đổi nhỏ nhặt cũng có thể tạo ấn tượng khác hoặc phá vỡ một bức ảnh chân dung, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều sự lựa chọn khi chụp xong. Các chủ đề có thể bị mệt một cách nhanh chóng như trẻ em, vì vậy khi họ đã mệt đừng cố gắng chụp làm gì, hãy cho họ nghĩ ngơi và thư giãn để những bức ảnh sau được tươi tắn hơn.
6. Nắm bắt ánh sáng:
Các tấm hắt sáng có thể được sử dụng để tạo ra những ánh sáng lung linh và nâng cảm xúc của bức ảnh. Nếu bạn không có một một tấm hắt sáng, pop-up flash trên DSLR của bạn cũng có thể làm việc tốt.
7. Lấy nét đôi mắt:
Lấy nét là việc vô cùng quan trọng trong việc chụp chân dung. Bạn nên tập trung vào đôi mắt của nhân vật, sử dụng một khẩu độ f/5.6 có nghĩa là sẽ có rất ít điểm xung quanh được lấy nét, nhưng đôi mắt nhất định phải rõ ràng. Làm việc với đôi mắt luôn luôn có kết quả tốt nhất, vì vậy chủ đề của bạn có thể nhìn trực tiếp vào máy ảnh.
8. Ống kính:
Tốt nhất vẫn là có kinh nghiệm, nhưng một ống kính medium Tele nói chung cũng là một sự lựa chọn rất tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét