17/9/11

LẤY TỐC ĐỘ MÀN TRẬP ĐÚNG TRONG CÁC ẢNH CHUYỂN ĐỘNG!

Nếu bạn bối rối khi muốn làm đóng băng một hành động hoặc muốn nắm bắt một hiệu ứng chuyển động, thì đây là những kiến thức cơ bản dành cho bạn.



Khi nói đến những cảnh hoạt động, có 2 cách mà bạn có thể chụp. Thứ nhất là bạn có thể cố gắng làm đóng băng các chủ đề đang hoạt động trong khung để đạt được độ sắc nét cao nhất có thể. Thứ 2 là bạn có thể chụp nó trong hiệu ứng mờ để tạo ra cảm giác như chủ đề đang chuyển động.
Với 2 phong cách chụp ảnh trái ngược như thế thì nó có liên quan trực tiếp đến cách bạn sử dụng tốc độ màn trập, bởi vì nếu bức ảnh của bạn không thể làm đóng băng hình ảnh một cách sắc nét thì nghĩa là nó có thể sẽ bị mờ. Nhưng thiết lập tốc độ màn trập chính xác, không phải là đơn giản. Với những bức ảnh thể hiện sự vận động thì lấy nét rõ ràng hầu hết ít sử dụng, còn nếu bức ảnh chỉ có một ít hiệu ứng mờ thì lại không đúng và bức ảnh sẽ không đẹp. Với những lý do đó, bất cứ khi nào bạn muốn một hình ảnh sắc nét hay một hiệu ứng mờ, bạn đều phải cần chọn tốc độ màn trập một cách cẩn thận.


1/80s - ISO 1600


1/6s - ISO 100

Bằng cách cho tốc đô màn trập chậm hơn, bạn có thể nắm bắt những hiệu ứng chuyển động trông như những bức ảnh sống.

Nhanh hay là chậm?
Đôi khi đó là một sự lựa chọn sáng tạo, nhưng thường thì bạn chọn tốc độ màn trập chậm trong hành động rất là cần thiết. Một hiệu ứng mờ với tốc độ màn trập chậm có thể chụp rất tốt với điều kiện thiếu ánh sáng, trong khi tốc độ màn trập nhanh có lẽ quá khó để chụp trong điều kiện như vậy.
1/180s


Ở tấm hình những người chạy bộ ở trên và ở dưới, tốc độ màn trập nhanh làm việc tốt với những người chạy nhanh, có sải bước dài, trong khi đó tốc độ màn trập chậm phù hợp hơn với những người chạy chậm giống như đi bộ.

1/6s


Tốc độ màn trập nào đủ để cho ra ảnh sắc nét?
Tốc độ màn trập mà bạn cần phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của chủ đề. Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ.
Thực tế, thì bạn sẽ cần tốc độ màn trập nhanh khi nắm bắt hình ảnh của một người chạy với tốc độ 10km/h hơn là một máy bay di chuyển với tốc độ 1000km/h. Điều này có nghĩa là nó phụ thuộc vào chủ đề di chuyển như thế nào khi nhìn qua viewfinder (và cảm biến EOS) của máy ảnh.
Tốc độ màn trập nhanh là điều kiện cần để đóng băng hành động, do dó nó phụ thuộc vào 4 yếu tố khác nhau:
- Chiều dài tiêu cự của ống kính mà bạn đang sử dụng.
- Khoảng cách của chủ đề tới máy ảnh
- Tốc độ thực sự của chủ đề
- Hướng chủ đề di chuyển tính từ máy ảnh của bạn


1/1600s - f5.6 - ISO 800 - ống kính Sigma 120-300mm f2.8
Hiệu ứng mờ như thế nào là đủ?
Bạn đã biết rằng muốn tạo ra hiệu ứng mờ tạo cảm giác chuyển động thì nên để tốc độ màn trập thấp, tuy nhiên phạm vi của tốc độ màn trập cũng có một giới hạn. Hiệu ứng mờ như thế nào là đủ để đảm bảo rằng đó là một bức ảnh sáng tạo hay là một bức ảnh quá mờ đến nỗi bạn không con nhìn thấy chủ đề của mình.
Có một quy tắc đơn giản như thế này, hãy sử dụng tốc độ màn trập của bạn cách nhau khoảng 16 lần so với cái kia. Nghĩa là nếu bạn chụp một hiệu ứng chuyển động mờ với tốc độ màn trập 1/60s thì bạn sẽ cần thiết lập tốc độ màn trập 1/1000s để làm cho hình ảnh của bạn đóng băng một cách rõ nét. Tương tự, nếu bạn cần 1/125s để làm đóng băng hành động thì bạn nên thử tốc độ 1/8s nếu bạn muốn chụp với hiệu ứng mờ.


1/15s - f/8 - ISO 400 - ống kính :140-560mm

Hiệu ứng chuyển động mờ là một công việc sáng tạo, vì vậy số lượng hiệu ứng làm mờ là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Hãy chụp nhiều bức ảnh với những tốc độ khác nhau để bạn có nhiều lựa chọn hơn trong các bức ảnh của mình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes