18/9/11

Phản xạ nhanh

Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng

-----------------------------------------

Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói)

Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.

** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội

---------------------------------

Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm

-----------------------------------

Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình

----------------------------------------

Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …
__________________

Nước mắt không làm nên sự nghiệp
Cũng không làm sự nghiệp nảy sinh
Không làm cho đối thủ nghiêng mình
Vậy ta cần chi phải khóc ?

-----------------------------------------------------------------------------------
Đừng bao giời tiết kiệm nụ cười bạn nhé?Vì nụ cười có thể làm cho đối thủ chùm bước!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes