Ảnh macro mở ra cho chúng ta một thế giới hoàn toàn mới lạ, tuy nhiên chụp ảnh macro có vài điều khó khăn nhất định. Với những hướng dẫn sau, hi vọng bạn có thể hiểu được rõ ràng hơn với thể loại ảnh này.
1. Sử dụng tripod:
Trong ảnh macro, với một sự chuyển động dù là nhỏ nhất của máy ảnh trong thời gian phơi sáng cũng có thể cho ra kết quả xấu. Sử dụng một tripod vững chắc với một bộ điều khiển chụp ảnh từ xa hoặc bằng dây cáp để giữ máy ảnh không chuyển động khi bạn chụp.
2. Tốc độ màn trập:
Tốc độ màn trập nhanh không những làm giảm nguy cơ máy ảnh rung lắc mà còn bỏ được hiệu ứng mờ khi chủ thể chuyển động, đặc biệt là khi bạn chụp một bông hoa ngoài trời cũng có thể sẽ bị những cơn gió thổi qua làm lung lay.
3. Thiết lập khẩu độ:
Để tối đa hóa độ phóng đại, ống kính macro có độ sâu trường ảnh rất nhỏ, vì vậy bất cứ vật gì cách nhau một vài milimet ở phía trước và phía sau điểm lấy nét sẽ bị mờ.Vì vậy sử dụng khẩu độ nhỏ sẽ đem lại cho bạn độ sâu trường ảnh tốt hơn nhưng cũng sẽ đòi hỏi bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn.
4. Độ nhạy:
Để giữ tốc độ màn trập nhanh một cách hợp lý, trong khi cũng sử dụng khẩu độ khá nhỏ khoảng f/11 tới f/16, hãy tăng độ nhạy sáng của máy ảnh (ISO).
5. Mirror lock-up:
Thiết lập này sẵn có trong thiết lập menu custom của máy ảnh. Thiết lập này khóa gương của bạn và tránh máy ảnh rung lắc khi gương bật lên.
6. Dùng Flash:
Flash có thể mang lại chi tiết của những vật thể nhỏ và cung cấp sự linh hoạt cho tốc độ màn trập và khẩu độ. Tuy nhiên, nên sử dụng flashgun trong ảnh macro vì khoảng cách gần của chủ đề đến máy ảnh sẽ làm giảm ánh sáng từ pop-up flash.
7. Lấy nét bằng tay:
Lấy nét là một việc rất quan trọng khi chụp với độ sâu trường ảnh nhỏ, vì vậy để autofocus sau đó di chuyển vị trí máy ảnh để lấy đúng điểm lấy nét là một việc sai lầm. Thay vào đó, chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay để chọn ra vùng nào mà bạn muốn nó rõ ràng.
8. Chụp những con côn trùng:
Khi chụp ảnh Macro, mọi người thường chụp hoa trước sau đó là chụp những con côn trùng. Với những con côn trùng nhỏ đó, nó có thể trở nên đáng sợ và lạ lẫm hơn qua sức mạnh của ống kính Macro.
Trong ảnh macro, với một sự chuyển động dù là nhỏ nhất của máy ảnh trong thời gian phơi sáng cũng có thể cho ra kết quả xấu. Sử dụng một tripod vững chắc với một bộ điều khiển chụp ảnh từ xa hoặc bằng dây cáp để giữ máy ảnh không chuyển động khi bạn chụp.
2. Tốc độ màn trập:
Tốc độ màn trập nhanh không những làm giảm nguy cơ máy ảnh rung lắc mà còn bỏ được hiệu ứng mờ khi chủ thể chuyển động, đặc biệt là khi bạn chụp một bông hoa ngoài trời cũng có thể sẽ bị những cơn gió thổi qua làm lung lay.
3. Thiết lập khẩu độ:
Để tối đa hóa độ phóng đại, ống kính macro có độ sâu trường ảnh rất nhỏ, vì vậy bất cứ vật gì cách nhau một vài milimet ở phía trước và phía sau điểm lấy nét sẽ bị mờ.Vì vậy sử dụng khẩu độ nhỏ sẽ đem lại cho bạn độ sâu trường ảnh tốt hơn nhưng cũng sẽ đòi hỏi bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn.
4. Độ nhạy:
Để giữ tốc độ màn trập nhanh một cách hợp lý, trong khi cũng sử dụng khẩu độ khá nhỏ khoảng f/11 tới f/16, hãy tăng độ nhạy sáng của máy ảnh (ISO).
5. Mirror lock-up:
Thiết lập này sẵn có trong thiết lập menu custom của máy ảnh. Thiết lập này khóa gương của bạn và tránh máy ảnh rung lắc khi gương bật lên.
6. Dùng Flash:
Flash có thể mang lại chi tiết của những vật thể nhỏ và cung cấp sự linh hoạt cho tốc độ màn trập và khẩu độ. Tuy nhiên, nên sử dụng flashgun trong ảnh macro vì khoảng cách gần của chủ đề đến máy ảnh sẽ làm giảm ánh sáng từ pop-up flash.
7. Lấy nét bằng tay:
Lấy nét là một việc rất quan trọng khi chụp với độ sâu trường ảnh nhỏ, vì vậy để autofocus sau đó di chuyển vị trí máy ảnh để lấy đúng điểm lấy nét là một việc sai lầm. Thay vào đó, chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay để chọn ra vùng nào mà bạn muốn nó rõ ràng.
8. Chụp những con côn trùng:
Khi chụp ảnh Macro, mọi người thường chụp hoa trước sau đó là chụp những con côn trùng. Với những con côn trùng nhỏ đó, nó có thể trở nên đáng sợ và lạ lẫm hơn qua sức mạnh của ống kính Macro.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét